Skip to content

Latest commit

 

History

History

Folders and files

NameName
Last commit message
Last commit date

parent directory

..
 
 
 
 
 
 

Số phức

Số phức là số thể viết dưới dạng a + b*i, trong đó ab là các số thực, i là nghiệm của phương trình x^2 = -1. Bởi vì không có số thực trong biểu thức nên i được gọi là số ảo. Ví dụ số a + b*i, có a được gọi là phần thựcb được gọi là phần ảo.

Complex Number

Số phức chính là sự kết hợp giữa số thực và số ảo.

Complex Number

Về mặt hình học, số phức mở rộng khái niệm đường không gian một chiều thành mặt phẳng phức hai chiều bằng cách sử dụng trục hoành cho phần thực và trục tung cho phần ảo. Một số phức a + b*i có thể được biểu diễn bằng điểm (a, b) trong mặt phẳng phức.

Một số phức có phần thực bằng không được xem là hoàn toàn ảo các số dạng này đều sẽ nằm trên trục tung của mặt phẳng phức. Một số phức có phần ảo bằng không được xem là hoàn toàn thực các số dạng này đều sẽ nằm trên trục hoành của mặt phẳng phức.

Complex Number Real Part Imaginary Part
3 + 2i 3 2
5 5 0 Hoàn toàn thực
−6i 0 -6 Hoàn toàn ảo

Số phức có thể biểu diễn trực quan dưới dạng cặp số (a, b) tạo thành một vector trên sơ đồ, còn gọi là sơ đồ Argand, đại diện cho mặt phẳng phức. Re là trục thực, Im là trục ảo và i thoả mãn i^2 = -1.

Complex Number

Phức không có nghĩa là phức tạp. Mà ở đây nó mang nghĩa bao gồm hai loại số, là thực và ảo kết hợp với nhau để tạo ra số phức.

Biểu diễn

Một cách khác để xác định điểm P trong mặt phẳng phức, ngoài việc sử dụng tọa độ x và y, là sử dụng khoảng cách tới điểm O, điểm có tọa độ là (0, 0) (gốc tọa độ), cùng với góc nhọn giữa trục Ox và đoạn thẳng OP theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Ý tưởng này cũng giúp biểu diễn toạ độ của số phức.

Polar Form

Giá trị tuyệt đối (hay độ lớn hoặc mô đun) của số phức z = x + yi là :

Radius

Đối số của z (thường được gọi là "pha") là góc của đoạn thẳng OP với trục Ox, và được ký hiệu là arg(z). Giống như với mô đun, pha có thể được tìm thấy từ dạng hình chữ nhật x + yi:

Phase

Cùng với nhau, r φ đưa ra một cách khác để biểu diễn số phức, dạng lượng giác, đây là sự kết hợp giữa mô đun và pha để biểu diễn đầy đủ vị trí trên mặt phẳng phức. Việc khôi phục tọa độ ban đầu của hình chữ nhật từ dạng cực được thực hiện bằng công thức gọi là dạng lượng giác:

Polar Form

Sử dụng công thức Euler có thể viết như sau :

Euler's Form

Phép toán cơ bản

Cộng

Để cộng hai số phức ta cộng từng phần cho nhau :

(a + b * i) + (c + d * i) = (a + c) + (b + d) * i

Ví dụ

(3 + 5i) + (4 − 3i) = (3 + 4) + (5 − 3)i = 7 + 2i

Trong mặt phẳng phức, phép cộng được mô tả như sau :

Complex Addition

Phép trừ

Để trừ hai số phức ta trừ từng phần với nhau :

(a + b * i) - (c + d * i) = (a - c) + (b - d) * i

Ví dụ

(3 + 5i) - (4 − 3i) = (3 - 4) + (5 + 3)i = -1 + 8i

Phép nhân

Để nhân hai số phức, ta nhân từng phần của số phức thức nhất cho số phức thứ hai : Nó được gọi là "FOIL", "Firsts, Outers, Inners, Lasts". Xem phép nhân nhị thức để hiểu thêm chi tiết :

Complex Multiplication

  • Firsts: a × c
  • Outers: a × di
  • Inners: bi × c
  • Lasts: bi × di

Phép nhân sẽ có dạng :

(a + bi)(c + di) = ac + adi + bci + bdi^2

Để thực hiện nhanh hơn ta làm như sau :

(a + bi)(c + di) = (ac − bd) + (ad + bc)i

Ví dụ

(3 + 2i)(1 + 7i)
= 3×1 + 3×7i + 2i×1+ 2i×7i
= 3 + 21i + 2i + 14i^2
= 3 + 21i + 2i − 14   (because i^2 = −1)
= −11 + 23i
(3 + 2i)(1 + 7i) = (3×1 − 2×7) + (3×7 + 2×1)i = −11 + 23i

Liên hợp

Liên hợp của một số là khi ta thay đổi dấu ở phần ảo của số đấy như thế này : Complex Conjugate

Một liên hợp thường được ký hiệu gạch ngang trên đầu :

______
5 − 3i   =   5 + 3i

Trong mặt phẳng phức hai số liên hợp sẽ đối xứng với nhau qua trục số thực.

Complex Conjugate

Phép chia

Ta sử dụng liên hợp để hỗ trợ cho phép chia. Bằng cách nhân cả tử và mẫu cho liên hợp của mẫu

Ví dụ

2 + 3i
------
4 − 5i

Nhân cả tử và mẫu cho 4-5i :

  (2 + 3i) * (4 + 5i)   8 + 10i + 12i + 15i^2
= ------------------- = ----------------------
  (4 − 5i) * (4 + 5i)   16 + 20i − 20i − 25i^2

Ta có i^2 = -1, nên:

  8 + 10i + 12i − 15    −7 + 22i   −7   22
= ------------------- = -------- = -- + -- * i
  16 + 20i − 20i + 25      41      41   41

Ở ví dụ trước, ta có mẫu số khi nhân liên hợp :

(4 − 5i)(4 + 5i) = 16 + 20i − 20i − 25i^2

Phần ảo (20i -20i) đã tự loại bỏ. Còn i^2 = -1 nên ta rút gọn như sau

(4 − 5i)(4 + 5i) = 4^2 + 5^2

Từ đó, ta có công thức tổng quát như sau :

(a + bi)(a − bi) = a^2 + b^2

Liên kết